Skip to content Skip to footer

Giá cước hàng hóa hàng không tăng mạnh trong tháng 2

Theo WorldACD Market Data, tuần cuối cùng trước Tết Nguyên Đán, giá cước hàng hóa hàng không xuất đi từ Trung Quốc bật tăng, các đơn vị gửi hàng khẩn trương để đưa hàng cho kịp thời điểm kỳ nghỉ lễ.

Theo đó, giá cước đường hàng không từ Trung Quốc đi Bắc Mỹ tăng 14% so với tuần trước đó, nếu so với thời điểm tháng 12/2023 thì mức cước này vẫn thấp hơn. Tương tự với tuyến đi Châu Âu có mức tăng 8%.

Dù vậy, nguyên nhân chính xác cho mức tăng này vẫn chưa thể xác định rõ là từ gián đoạn tại biển Đỏ hay không. Sự kiện này đã dẫn đến một lượng chuyển đổi nhỏ từ đường biển sang kết hợp với đường hàng không cho tuyến Trung Quốc – Châu Âu và bờ Tây Hoa Kỳ. Vào tuần thứ 5 của 2024 (Từ ngày 29/1 – 04/02) giá cước từ khu vực vùng vịnh Trung Đông đi châu Âu hầu hết vẫn giữ nguyên.

Về mặt sản lượng, dữ liệu từ WordACD cho thấy mức tăng về nhu cầu cho đường hàng không tăng với tuyến từ Trung Quốc đi Châu Âu, Bắc Mỹ, trái ngược với thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Để làm rõ mức tác động của gián đoạn tại biển Đỏ tới thị trường hàng hóa hàng đến đâu, thời điểm sau Tết Nguyên Đán là phù hợp nhất, khi đã có dòng luân chuyển hàng hóa khác, diễn tiến xung đột và một số yếu tố khác.

Sự bật tăng của tuyến hàng từ Trung Quốc đã giúp thúc đẩy nhu cầu và giá cước cho thị trường hàng hóa hàng không toàn cầu. So về sản lượng, thời điểm này trong năm 2024 đã cao hơn năm ngoái.

Phân tích theo tuần

Theo số liệu đã sửa đổi tháng 1 cho thấy mức tăng 15% về sản lượng so với tháng 1/2023, con số này dựa trên hơn 400 nghìn lượng giao dịch hàng tuần từ WorldACD. Tính cho đến tuần cuối cùng trước Tết Nguyên Đán, toàn thị trường đã có mức tăng 2% so với tuần trước.

Số liệu đã bất đối xứng so với cùng kỳ năm ngoái khi đợt giảm thường lệ với tuyến đi từ Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy vậy, hiện đang có xu hướng mới nổi đã giúp thị trường tăng trưởng sản lượng trong vài tháng, đó là thương mại điện tử kể từ quý 4/2023.

Xét về khoảng thời gian so sánh 2 tuần, sản lượng của tuần 4 và 5/2024 đã tăng 5% trên toàn cầu, giá cước tăng 15% và công suất chuyên chở tăng 2%, so với tuần trước đó.

Sản lượng giữa các tuyến cũng có mức tăng đáng kể, tuyến Trung và Nam Mỹ tăng 33%, Bắc Mỹ tăng 10%. Các tuyến đi từ Châu Âu tăng 7%, các tuyến đi từ Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông – Nam Á, Châu Phi có mức tăng 6%.

Về nhu cầu vận chuyển hàng không, khu vực Trung và Nam Mỹ có mức tăng cao nhất với mức 44%, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu vận chuyển hoa tới Bắc Mỹ cho ngày lễ tình nhân vào 14/2. Hai khu vực Trung và Nam Mỹ là khu vực có sản lượng vận chuyển hoa bằng đường hàng không nhiều nhất. Nhưng mặt hàng hoa có doanh thu thấp vì thế giá cước tại khu vực này cũng giảm 10%.

Xếp vị trí thứ 2 về nhu cầu là tuyến Trung và Nam Mỹ đi Châu Âu với mức tăng 17%, tiếp đến là Bắc Mỹ đi Châu Âu tăng 16%, Trung Đông và Nam Á đi Châu Âu tăng 13%. Với khu vực Trung Đông và Nam Á, động lực tăng chủ yếu từ việc chuyển đổi từ vận tải đường biển sang kết hợp với đường hàng không, mức cước tại khu vực này đã tăng 4%.

Với mức tăng trưởng mạnh vào tháng 1, thị trường Châu Á – Thái Bình Dương đi Châu Âu có mức sản lượng ổn định vào tuần 4 và 5 với mức tăng 1%, giá cước tăng 6%. Thị trường Châu Phi đi Châu Âu có mức tăng về sản lượng và giá cước ở mức 6%.

Sản lượng một số tuyến khác cũng ghi nhận mức tăng cho khoảng thời gian 2 tuần, chẳng hạn như tuyến xuyên Thái Bình Dương ở cả 2 chiều, chiều hướng Đông tăng 10% và chiều hướng Tây tăng 9% cùng với mức giá cước tăng 3%.

Leave a comment